Công bố kết quả

Một giải nhất (World Cup Award), một giải nhì (Excellence Award) và 4 giải ba (Honorable Judge Award) đã được trao cho các bài dự thi xuất sắc tại buổi thuyết trình trận chung kết và lễ trao giải cuộc thi VDWC lần thứ 11, diễn ra vào ngày 18/11/2021 tại Shinagawa Intercity Hall (Tokyo, Nhật Bản) và online.

    ▲Lễ trao giải diễn ra ngày 18/11/2021 tại Shinagawa Intercity Hall (Tokyo, Nhật Bản) kết hợp online

  • ▲Tổng hợp các bài thi VDWC đoạt giải

  • Giải nhất (World Cup Award)

    Entry No. 15. Đội Burbur Chacha, Đại học Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    Bubble Stream
    • "Bubble Stream" sẽ là quy hoạch tương lai của Phuket sau khi đại dịch kết thúc. Nhóm phân tích các vấn đề đang tồn tại ở Phuket và đề xuất các biện pháp giải quyết khả thi, đưa công nghệ AI hệ thống bong bóng (bubble system) sáng tạo vào cuộc sống để biến Phuket thành một thành phố biển nghỉ dưỡng cho thế hệ tương lai. Hệ thống bong bóng được kết nối với nhau và là khái niệm sáng tạo xuyên suốt toàn bộ khu nghỉ dưỡng. Nhóm lấy thiết kế chủ đạo từ “bọt biển”, phát triển không gian đô thị theo chiều dọc và đa dạng hóa công năng sử dụng.

  • Giải nhì (Excellence Award)

    Entry No. 16. Đội NERVLAND, Đại học Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    NEVERLAND
    • Neverland là khu nghỉ dưỡng tương lai được trang bị công nghệ hiện đại đan xen với văn hóa truyền thống và tận dụng nét đẹp thiên nhiên ban tặng. Khu nghỉ dưỡng này vừa trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, vừa bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa con người của Phuket. Neverland cho phép du khách tự do trải nghiệm ba vùng chủ đề khác nhau: công nghệ sáng tạo, tài nguyên biển và văn hóa truyền thống. Neverland được trang bị hệ thống thông tin được xây dựng dựa trên khái niệm mạng nơ-ron thần kinh của con người, gồm các điểm thông tin riêng lẻ sẽ được phân loại thành các hệ thống xử lý khác nhau. Để mang lại trải nghiệm du lịch phong phú và hiệu quả hơn, hệ thống sẽ phân bổ các robot thông minh đến từng khách du lịch theo sở thích của họ và thể hiện trải nghiệm hình ảnh được cá nhân hóa bằng cách đọc thông tin trong não của họ.

  • Giải nhì (Excellence Award)

    Entry No. 22. Đội Greenhorns, Đại học công nghệ (Hmawbi) (Myanmar)

    Pearl Smart Resort
    • Pearl Smart Resort được tổ chức theo dạng hệ thống tích hợp. Việc nâng cấp sản xuất điện tập trung sang mục tiêu phát điện phi tập trung sẽ vừa giúp xây dựng hệ thống điện đô thị thông minh, vừa tạo được cung cấp nguồn điện dồi dào, phân phối đến các vùng nông thôn xung quanh. Hệ thống ủ phân compost MAF trên sàn có sục khí di động sẽ loại bỏ 80% trong tổng số 700 tấn chất thải phát sinh trung bình mỗi ngày của Phuket theo cách thân thiện với môi trường. MAF biến rác thành chất rắn sinh học có thể được sử dụng trong việc bảo tồn san hô và mang lại lợi ích tài chính. Các trung tâm thiền, không gian mở công cộng được tích hợp trong các khu sinh hoạt thông minh, ứng dụng phương tiện chạy bằng điện không phát thải và hệ thống lọc nước, thu gom rác, hệ thống xử lý và tái chế. Pearl Smart Resort không chỉ đem lại một môi trường sống trong lành hơn mà còn góp phần bảo tồn thiên nhiên, môi trường trong lành và bền vững.

  • Giải ba (Honorable Judge Award) hạng mục tự động hóa nông nghiệp (Architectural Informatics) (GS. Yasushi Ikeda)

    Entry No. 14. Đội Little Mermaid, Đại học Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    ARK No.33
    • Future Ark, hòn đảo xa thứ 33 của Phuket, được định vị phát triển theo hướng xây dựng đảo nghỉ dưỡng kiểu mới, hướng đến giảm nhẹ ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao và ô nhiễm ở Phuket. Sơ đồ Voronoi đóng vai trò là nền tảng của hòn đảo và thể hiện cấu trúc san hô, giúp lập kế hoạch giao thông, giải quyết vấn đề rác thải và các vấn đề an toàn công cộng. Bên cạnh đó, hệ thống AI được ứng dụng vào hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống thu gom rác và phân loại. Các đơn vị dân cư kết hợp tự do tạo ra những cách thức tương tác mới. Theo đó, thiết kế này cho phép khách du lịch giữ khoảng cách phòng dịch và đảm bảo vấn đề nhà ở linh hoạt trong thời đại dịch bệnh.

  • Giải ba (Honorable Judge Award) hạng mục Anadrome (GS. Kostas Terzidis)

    Entry No. 11. Đội NEWEST, Trường Đại học Giao thông vận tải (Việt Nam)

    An enchanting evergreen wonderland
    • Nhằm xây dựng một khu nghỉ dưỡng lý tưởng và bền vững, đáp ứng yêu cầu về phục hồi hệ sinh thái và khắc phục những khó khăn của Phuket, nhóm Newest đề xuất một dự án tại Phuket mang tên "Phuket - Xứ sở thần tiên thường xanh đầy mê hoặc". Nguyên tắc chính của dự án là phát triển lấy con người làm trung tâm. Nhóm nghiên cứu tập trung vào các điểm sau: cuộc sống bền vững, tương lai phục hồi sau đại dịch và tái tạo năng lượng. Về phương diện sống bền vững, chúng tôi thiết kế một khu nghỉ dưỡng được bao quanh bởi cây xanh và biển. Khu nghỉ dưỡng này sẽ tạo ra một không gian sống và nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên. Nhờ đó, những người sống ở đây sẽ có cơ hội nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng sống. Nhóm cũng xây dựng một hệ thống các phòng thí nghiệm nghiên cứu và dữ liệu kết hợp AI và IoT để lập mô hình, giám sát và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Về tái tạo năng lượng, nhóm đề xuất xây dựng các siêu vườn capony là những khu vườn thẳng đứng có khả năng tận dụng năng lượng mặt trời, lọc không khí và thu thập nước mưa.

  • Giải ba (Honorable Judge Award) hạng mục Recycling (GS. Masaru Minagawa)

    Entry No. 5. Đội Wave Blade, Trường Đại học Giao thông vận tải (Việt Nam)

    The ECO-SMART Resort
    • Dưới ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, Phuket đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc khôi phục du lịch bền vững sau đại dịch. Với yêu cầu đó, nhóm hướng tới xây dựng một khu nghỉ dưỡng thông minh và thân thiện với môi trường (ECO SMART), về lâu dài sẽ là một hòn đảo có mạng lưới các khu nghỉ dưỡng thông minh sinh thái. Trong dự án này, nhóm trình bày hai điểm đáng chú ý của khu nghỉ dưỡng ECO SMART: 1) Du lịch xanh và thân thiện với hoạt động tái chế, bảo vệ môi trường, và 2) Số hóa ngành khách sạn lưu trú với Smart IoT. Sự kết hợp của hai yếu tố này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường và mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây.

  • Giải ba (Honorable Judge Award) hạng mục EcoVision (GS. David Tseng)

    Entry No. 26. Đội U crew, Đại học Nihon (Nhật Bản)

    Energy Circulation City
    • "Thành phố tuần hoàn năng lượng" nằm ở bãi biển Patong, đảo Phuket. Thành phố có thể chuyển rác thải nhựa thu được thành năng lượng hydro và rác thải thực phẩm thành nhiệt năng, sử dụng cho các hoạt động khác nhau trong vận hành thành phố. Lượng khách du lịch tăng sẽ có tác động tích cực đến kinh tế địa phương, đồng thời lượng chất thải tăng lên sẽ giúp sản xuất nhiều năng lượng hơn. Như vậy, thành phố có thể xây dựng một "vòng tuần hoàn năng lượng" giải quyết được cả hai vấn đề về môi trường và kinh tế.


Kết quả vòng 1

Chúng tôi kỳ vọng vào các bài thiết kế chất lượng, kiến tạo ý tưởng về thành phố thông minh sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR).

Buổi chấm thi cho vòng 1 được tổ chức vào ngày 06/07/2021. Các giám khảo đã xem xét đơn đăng ký của các đội đến từ Nhật Bản và các nước khác, và chọn ra các đội lọt vào vòng trong. Các đội lọt vào vòng trong sẽ nộp bài thi vào tháng 10 và, nếu bài thi được lọt vào đề cử, họ sẽ trình bày tại trận chung kết được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Lễ hội thiết kế - FORUM8 Design Festival 2021-3Days diễn ra vào tháng 11 cùng năm.

Các ứng viên được khuyến khích tìm hiểu về địa lý và mạng lưới giao thông của Phuket. Trung tâm kết nối giao thông là cầu Sarasin ở phía bắc, nối Phuket với tỉnh Phang Nga (Thái Lan). Mạng lưới giao thông cũng kết nối sân bay Phuket nằm ở phía bắc, trung tâm thành phố Phuket với khu phố cổ ở trung tâm nằm về phía đông, cũng như với các bãi biển trên toàn đảo. Ngoài ra, Phuket là hòn đảo lớn nhất ở Thái Lan được bao quanh bởi 32 quần đảo nhỏ hơn, và du khách đến thăm và khám phá các hòn đảo này bằng du thuyền. Đó là lý do tại sao các công trình giao thông đường thủy như cầu tàu, bến cảng và bến du thuyền cần được xem xét trong dự án.

Việc xây dựng thành phố thông minh đòi hỏi phải sử dụng phần mềm để mô phỏng hệ thống động của thành phố sử dụng nhiều loại dữ liệu và thông tin. Chúng tôi kỳ vọng các đội đã vượt qua vòng 1 sẽ sử dụng tốt nhất các sản phẩm và phần mềm được cung cấp, đồng thời tạo ra các dự án bài thi kết hợp hiệu quả giữa VR với kết quả thiết kế về giao thông, mạng lưới đường, kiến trúc, môi trường, phòng chống thiên tai và sơ tán.

▲Buổi họp giữa các giám khảo để chọn ra kết quả vòng 1 (06/07/2021).
Các giám khảo từ trái sang: GS. Yasushi Ikeda (trưởng hội đồng), GS. Kostas Terzidis,
GS. Masaru Minagawa, GS. David Tseng, PGS. TS. Walaiporn NAKAPAN (cố vấn địa phương)

■UC-win/Road

Phần mềm mô phỏng thực tế ảo (VR) 3D tương tác thời gian thực, hỗ trợ giao diện tiếng Nhật/ Anh/ Trung/ Hàn. Phần mềm có thể diễn họa 3D khu vực rộng lớn, mô phỏng không gian ảo, phục vụ trong lĩnh vực xây dựng, hạ tầng, giao thông, môi trường, phòng chống thiên tai, v.v.

  • ■Engineer's Studio®
    Phần mềm phân tích tĩnh/ động phi tuyến kết cấu 3D sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), hỗ trợ tính toán thiết kế, gia cố công trình cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao khả năng chống chịu thảm họa thiên tai quốc gia.

  • ■Shade3D
    Phần mềm đồ họa 3D-CG tổng hợp, hỗ trợ BIM, với các tính năng tạo mô hình, render, tạo animation, in 3D.

■Chuỗi phần mềm thiết kế kết cấu UC-1

■DesignBuilder

■Dịch vụ hỗ trợ phân tích EXODUS / SMARTFIRE, phân tích sơ tán trong thảm họa

[Hội thảo]

Tổng quan về VDWC

Lịch trình
Thời hạn đăng ký

Thứ 6, ngày 02/04 - Thứ 4, ngày 30/6/2021

Thời hạn của license phần mềm được cấp

Thứ 6, ngày 02/04 - Thứ 6, ngày 26/11/2021

Tuyển chọn vòng 1 & công bố kết quả

Tuyển chọn: Thứ 3, ngày 06/07/2021
Công bố kết quả: Thứ 3, ngày 13/7/2021

Hạn nộp bài thi

Thứ 7, ngày 25/09 - Thứ 7, ngày 02/10/2021

Tuyển chọn dự án được đề cử

Thứ 6, ngày 08/10 - Thứ 5, ngày 14/10/2021

Công bố dự án được đề cử

Thứ 6, ngày 15/10/2021

Chung kết & Lễ trao giải

Thứ 5, ngày 18/11/2021
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (MAP)

Hội đồng giám khảo
  • Trưởng Ban giám khảoGS. Yasushi Ikeda

    Trường Đại học Keio (Nhật Bản), Đại diện của IKDS

  • GS. Kostas Terzidis

    Trường Đại học Đồng Tế (Trung Quốc)

  • GS. Masaru Minagawa

    Giáo sư danh dự, Trường Đại học Tokyo City

  • GS. David Tseng

    Trường Đại học Giao thông Quốc gia (Đài Loan)

Cố vấn địa phương
PGS.TS. Walaiporn NAKAPAN

Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Rangsit

Là kiến trúc sư thuộc Hiệp hội Kiến trúc sư Thái Lan (ASA), hiện cô là giảng viên tại Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Rangsit. Các nghiên cứu của cô chủ yếu liên quan đến thiết kế tính toán (computational design), thiết kế tham số (parametric design), kiến trúc phá cách tự do (free-form architecture) và chế tạo kỹ thuật số (digital fabrication). Cô đã từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Khoa học về Thiết kế Kiến trúc có sự hỗ trợ của máy tính (CAD), Giám đốc Chương trình Chương trình Thạc sĩ Kiến trúc về CAD, và Giám đốc Trung tâm Học tập Sáng tạo tại Trường Đại học Rangsit. Cô cũng từng là thư ký, cán bộ và biên tập viên của Hiệp hội Nghiên cứu Thiết kế kiến trúc có sự hỗ trợ của máy tính ở châu Á (CAADRIA), và là Thư ký danh dự tại ACAE (Ủy ban Giáo dục Kiến trúc của ARCASIA).

PGS.TS. Walaiporn NAKAPAN

Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Rangsit

Là kiến trúc sư thuộc Hiệp hội Kiến trúc sư Thái Lan (ASA), hiện cô là giảng viên tại Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Rangsit. Các nghiên cứu của cô chủ yếu liên quan đến thiết kế tính toán (computational design), thiết kế tham số (parametric design), kiến trúc phá cách tự do (free-form architecture) và chế tạo kỹ thuật số (digital fabrication). Cô đã từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Khoa học về Thiết kế Kiến trúc có sự hỗ trợ của máy tính (CAD), Giám đốc Chương trình Chương trình Thạc sĩ Kiến trúc về CAD, và Giám đốc Trung tâm Học tập Sáng tạo tại Trường Đại học Rangsit. Cô cũng từng là thư ký, cán bộ và biên tập viên của Hiệp hội Nghiên cứu Thiết kế kiến trúc có sự hỗ trợ của máy tính ở châu Á (CAADRIA), và là Thư ký danh dự tại ACAE (Ủy ban Giáo dục Kiến trúc của ARCASIA).

Nội dung cuộc thi / Đăng ký
Tổng quan về VDWC
Cuộc thi Thiết kế quy hoạch xây dựng với BIM/CIM & VR trên Cloud (hệ thống đám mây)!
Là cuộc thi thiết kế thường niên quy mô quốc tế dành cho sinh viên trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, cầu đường và quy hoạch đô thị sáng tạo sử dụng công nghệ BIM/CIM & VR. Giải thưởng được trao cho những tác phẩm thiết kế xuất sắc theo chủ đề cho trước trên tiêu chí chất lượng thiết kế, tính mới lạ và độc đáo của ý tưởng thiết kế. Các đội thi lên kế hoạch, thiết kế và thực hiện mô phỏng, để hoàn thiện dự án dự thi. Dữ liệu cuối cùng dưới dạng chạy kịch bản (script) sẽ được các đội trình bày trước ban giám khảo để đánh giá.
Dự án nộp dự thi là dữ liệu trong môi trường BIM/CIM kết hợp tối thiểu 2 kết quả thiết kế: mô phỏng VR, giao thông, cấu trúc cầu/ hầm/ đường bộ, cấu trúc tòa nhà, môi trường, phòng chống thiên tai/ sơ tán v.v. dựa trên chủ đề cuộc thi của mỗi năm. Dữ liệu sử dụng là bắt buộc. FORUM8 mong muốn các sinh viên tận dụng tối đa các công cụ BIM/CIM & VR của FORUM8 để tạo ra những dự án xuất sắc.
FORUM8 sẽ tổ chức các hội thảo và workshop hướng dẫn sử dụng phần mềm có sẵn để tạo ra các tác phẩm. FORUM8 cũng khuyến khích các thành viên với ngành học, kinh nghiệm từ các ngành khác nhau lập nhóm và cộng tác.
Chủ đề năm 2021

Theme2021: Phuket Smart Resort Design Challenge!
Thử thách thiết kế khu nghỉ dưỡng thông minh Phuket

Phuket là hòn đảo lớn nhất Thái Lan, tọa lạc ngoài khơi bờ biển Andaman ở miền nam Thái Lan và nằm trong top những khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới. Phuket được gọi là "Hòn ngọc của biển Andaman" bởi nơi đây sở hữu bờ cát trắng mịn, nước biển xanh màu ngọc bích. Tuy nhiên, Phuket đang phải đối mặt với các vấn đề như đảm bảo nguồn tài nguyên và năng lượng, xử lý lưu lượng giao thông cũng như lượng rác thải đang tăng chóng mặt cùng với tốc độ phát triển. Phuket đã được chọn là một thành phố thông minh kiểu mẫu ở Thái Lan, nhằm xúc tiến đưa ra giải pháp cho những vấn đề trên.

Dịch bệnh toàn cầu khiến phong cách sống và làm việc bắt đầu thay đổi, nhu cầu lưu trú và sinh sống tại các khu nghỉ dưỡng (resort) được dự báo sẽ tăng. Sự thay đổi này trong xã hội được kỳ vọng sẽ giảm tải dân số tại các thành phố lớn và giảm thiểu vấn đề về môi trường, tuy nhiên chìa khóa để giải quyết triệt để vấn đề là phải cải thiện tính bền vững ở những khu vực này. Những khu vực có mật độ dân số thấp và hệ sinh thái phong phú, khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên tương đối tốt và dễ dàng hơn để sống một cuộc sống lành mạnh; tuy nhiên, các đô thị lớn tập trung các nguồn lực và tận dụng chúng hiệu quả hơn, do đó sống ở các khu nghỉ dưỡng không nhất thiết sẽ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường. Ngoài ra, cần giữ mức tăng trưởng của ngành du lịch trong tầm kiểm soát và phát triển đảm bảo tính bền vững. Để việc lưu trú và sinh sống tại một khu nghỉ dưỡng thật sự mang đến tác động tích cực đến môi trường toàn cầu, cần phát triển một giải pháp bền vững phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm của khu vực đó. Đây là điểm quan trọng trong thiết kế quy hoạch cho khu nghỉ dưỡng thông minh, khác với bài toán quy hoạch các thành phố lớn. Mỗi khu đô thị thông minh cần phải có một hệ thống số hóa các dữ liệu, thông tin và tận dụng hiệu quả, tối ưu hóa cho các mục đích khác nhau trong phát triển đô thị.

Chủ đề của VDWC 2021 là thiết kế một khu nghỉ dưỡng thông minh ở đảo Phuket. Nhưng thay vì lập quy hoạch tổng thể cho toàn bộ hòn đảo, hãy tập trung tiếp cận một lĩnh vực cụ thể trong thiết kế khu nghỉ dưỡng thông minh (ví dụ: xe buýt tự lái, hệ thống thu gom và xử lý rác, hệ thống ứng phó, sơ tán thiên tai, v.v.). Sau đó, tiến hành mô phỏng các tác động tích cực mà thiết kế quy hoạch hệ thống đô thị của bạn mang lại, nhằm trình bày một cách thuyết phục tính hiệu quả của thiết kế. Trong quá trình thiết kế, hãy lưu ý: Tiêu chí đánh giá sử dụng để đánh giá các dự án thiết kế của các đội sẽ tập trung vào yếu tố thiết kế sáng tạo trên nền tảng số hóa thông tin, dữ liệu không gian đô thị, và cách các đội trực quan hóa, mô tả câu chuyện các ý tưởng thiết kế sáng tạo được vận dụng để phát triển các giải pháp sáng tạo một cách có hệ thống như thế nào. Tính toàn diện của thiết kế quy hoạch tổng thể sẽ chỉ là tiêu chí đánh giá phụ. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng việc sử dụng VR rất hữu ích khi trực quan hóa các tình huống động, cho phép mô tả thiết kế từ nhiều góc độ một cách hiệu quả.

Giải thưởng
■Giải World Cup ■Giải xuất sắc ■Giải do giám khảo bình chọn ■Giải đề cử (khuyến khích)
Các đội có dự án dự thi được chọn và đề cử được đài thọ chi phí đi lại và ăn ở phục vụ cho việc tham dự chung kết / lễ trao giải tại Tokyo. Tối đa 3 thành viên (đối với các đội Nhật Bản đến từ khu vực khác ngoài Kanto), hoặc tối đa 2 thành viên (đối với các đội quốc tế) trong mỗi đội dự kiến sẽ được mời tham gia.
Điều kiện dự thi
Các thành viên trong đội thi đều phải là sinh viên.
Mỗi đội thi có ít nhất là 3 thành viên.
Các đội thi cần làm rõ trách nhiệm, phần công việc của mỗi thành viên trong đội.
Hạn chót đăng ký

Thứ 4, ngày 30/6/2021
* Hạn chót nộp bài dự thi là thứ 7, ngày 02/10/2021.

Chung kết & Lễ trao giải

Ngày: Thứ 5, ngày 18/11/2021
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (Tokyo) (MAP)

Các đội có dự án được đề cử sẽ tham dự vòng chung kết và thuyết trình trước ban giám khảo trong vòng một phút. Các đội không tham dự chung kết sẽ không nhận được giải thưởng.
Các dự án sẽ được hội đồng giám khảo xét duyệt qua hệ thống đám mây VR-Cloud® và trao giải tại Lễ trao giải sau Chung kết.
Kết quả chung cuộc và nội dung của các dự án đạt giải cũng sẽ được công bố trên các trang thông tin của FORUM8.

Tiêu chí đánh giá dự án dự thi

Dự án bắt buộc phải sử dụng UC-win/Road trong quá trình thiết kế. Ngoài ra, các đội dự thi phải sử dụng thêm ít nhất một phần mềm/ giải pháp khác của FORUM8 để hoàn thành dự án, tích hợp quy trình BIM/CIM và VR.

  • Dự án sẽ được đánh giá dựa trên:
  •  - Sự tích hợp quy trình BIM/CIM và mức độ vận dụng VR
  •  - Thời gian thực hiện
  •  - Chất lượng thiết kế
  •  - Tính logic và khả năng thực thi về mặt kỹ thuật
  •  - Tính độc đáo và lôi cuốn trong thiết kế
  •  - Kỹ năng trình bày ý tưởng
Bản quyền

Bản quyền tác giả của tất cả nội dung dự án, bao gồm dữ liệu VR được tạo trong cuộc thi này thuộc về tập thể/ cá nhân tạo ra nội dung đó.

  • Dữ liệu được nộp dự thi sẽ không được phân phối lại, tuy nhiên FORUM8 có quyền:
  •  - Truy cập dữ liệu, tài liệu của dự án
  •  - Chỉnh sửa hoặc biên tập lại (dưới dạng hình ảnh hoặc video)
  •  - Đăng hoặc giới thiệu dự án trên các trang web, tạp chí, sách, báo, v.v. nhằm xúc tiến hoạt động bán hàng hoặc quảng cáo
Liên hệ

Văn phòng trụ sở chính FORUM8 Co., Ltd tại Tokyo phụ trách cuộc thi Virtual Design World Cup
Shinagawa Intercity A-21F, 2-15-1 Konan, Minato-ku, Tokyo 108-6021 Nhật Bản
TEL: 03-6894-1888 FAX: 03-6894-3888
E-mail: bim@forum8.co.jp
URL: http://www.forum8.co.jp/vietnam/

Trình tự đăng ký / Lịch trình cuộc thi
1. Đăng ký

Đăng ký và nộp kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án bằng tiếng Anh trong thời hạn đăng ký (thứ 6 ngày 02/04 – thứ 4 ngày 30/06/2021).
Bài thi sẽ được chấm ẩn danh. Hãy chọn tên đội và tên dự án mà không bao gồm, không liên quan đến tên cá nhân hay tập thể, tổ chức (ví dụ trường đại học, đất nước) nào.
Để đăng ký, truy cập trang đăng ký (bên dưới), điền các thông tin được yêu cầu như tên đội, thông tin các thành viên, v.v.

Trang đăng ký tham dự cuộc thi

Hãy tải "Fill-out form for work plan" (form để điền kế hoạch triển khai dự án) xuống từ link download sau và trình bày trong form tổng quan về dự án của đội (trong 100 từ bằng tiếng Anh) cùng bất kỳ hình ảnh nào. Sau đó, tải lên tại mục Entry file của trang đăng ký trên.

Fill-out form for work plan

2. Hướng dẫn các link download cần thiết

Sau khi nhận được đơn đăng ký, chúng tôi sẽ gửi cho các đội:

・Registration ID (mã số đăng ký)
・Link tải về mô hình VR của khu vực đề thi để đội thi thiết kế, các tài liệu liên quan
・Hướng dẫn đăng ký các hội thảo

Cho thuê license (giấy phép) các phần mềm miễn phí

3. Họp hội đồng đánh giá vòng 1 / Thông báo kết quả

Buổi đánh giá sẽ diễn ra vào thứ 3, 06/07/2021 và kết quả sẽ được thông báo đến các đội dự thi vào thứ 3, 13/07/2021.

4. Nộp dự án dự thi

Các đội đã vượt qua vòng 1 sẽ được quyền nộp dự án dự thi.
Bài dự thi cuối cùng phải được nộp trong thời hạn quy định (thứ 7 ngày 25/09 - thứ 7 ngày 02/10/2021) qua link nộp bài được gửi cho các đội.

[Các hạng mục phải nộp trong bài dự thi]

・Dữ liệu VR tạo bởi phần mềm/ giải pháp được cung cấp license miễn phí cho các đội
Dữ liệu VR tạo bởi phần mềm UC-win/Road. (Nghiêm cấm hành vi vi phạm bản quyền)
*Trong dữ liệu VR của UC-win/Road bắt buộc phải dựng sẵn kịch bản (script, thuyết trình tự động) tuân thủ các điều kiện sau:
 - Tạo một script chính có độ dài 30 giây nhằm truyền đạt ý tưởng, mục tiêu của dự án đến giám khảo một cách sinh động, giống như "quảng cáo" cho dự án đó.
 - Có thể tạo ra nhiều script khác có độ dài khoảng 15 giây để bổ sung ý cho script chính, tuy nhiên cần đảm bảo nội dung chính của dự án có thể được truyền tải trọn vẹn ngay cả khi giám khảo chỉ xem script chính.
 - Đặt tên mỗi script.
 - Độ phân giải hiển thị cho dữ liệu dùng để đánh giá (qua hệ thống đám mây) là 768 x 432. Lưu ý chọn kích cỡ font đủ lớn.

Cách tạo kịch bản (script) (PDF, 523KB)

・"Dữ liệu" tạo bởi phần mềm của FORUM8 (2 file dữ liệu hoặc hơn)

・Poster (áp phích) khổ A1 định dạng PDF (xoay ngang)
*Bằng tiếng Anh
 Căn lề cho poster: trái, phải, trên, dưới 10mm.

5. Đánh giá / Công bố các dự án được đề cử

Các dự án sẽ được hội đồng giám khảo xét duyệt qua hệ thống đám mây VR-Cloud® từ thứ 6 ngày 08/10 - thứ 5 ngày 14/10/2021. Kết quả sẽ được công bố vào thứ 6, ngày 15/10/2021.

6. Chung kết / Lễ trao giải

Các đội có dự án được đề cử sẽ tham dự vòng chung kết và thuyết trình trước ban giám khảo trong vòng một phút. Các đội không tham dự chung kết sẽ không nhận được giải thưởng.

Các phần mềm được cung cấp
Thời hạn cho thuê giấy phép (license) các phần mềm

Thứ 5, ngày 01/4 - Thứ 6, ngày 26/11/2021

* Thời hạn cho thuê, hạn chế trong license và định dạng cung cấp sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm/phần mềm.
*License cho phép các đội sử dụng tất cả các tính năng của mỗi phần mềm, tuy nhiên các đội không thể sử dụng cho mục đích khác ngoài cuộc thi.

Các phần mềm được cung cấp

(Các phần mềm dự kiến cho thuê) **Phần mềm bắt buộc sử dụng *Cần ít nhất sử dụng 2 phần mềm.

**UC-win/Road
(bao gồm các plug-in liên kết với Aimsun, VISSIM, Micro Simulation Player, Parking Lot (đọc mô hình bãi đỗ xe), Assessment (đánh giá môi trường), Tsunami (sóng thần/lũ lụt), Debris-Avalanche (dòng chảy rối/lũ bùn đá), Point Cloud, v.v.)

Allplan
Giải pháp BIM tích hợp cho thiết kế kiến trúc/kết cấu

* Engineer's Studio®
Phân tích phi tuyến tính động tấm 3D

3DCAD Studio®

Shade3D

* Chuỗi phần mềm kết cấu UC-1
Thiết kế xây dựng - CAD
(Vehicle Trajectory Mapping System (Hệ thống bản đồ truy vết hành trình xe), Parking Drawing System (Hệ thống hỗ trợ thiết kế bãi đỗ xe), Pier 3D bar arrangement (Bố trí cốt thép trụ cầu mô hình 3D), Abutment design 3D bar arrangement (Bố trí cốt thép mố cầu mô hình 3D), 3D bar arrangement CAD (Bố trí cốt thép CAD 3D), v.v.

* UC-1 for SaaS
UC-1 cloud version, RC section, FRAME, etc.) (chỉ có tiếng Nhật)

* DesignBuilder
Tính toán, mô phỏng năng lượng tiêu thụ trong toà nhà

Dịch vụ hỗ trợ phân tích EXODUS / SMARTFIRE, phân tích sơ tán trong thảm họa  *1

* Dịch vụ hỗ trợ phân tích chuyển động nhiệt/ gió  *1

* Giải pháp đô thị *2

* Giải pháp về đỗ xe *2

* Hệ thống quy hoạch đô thị VR *2

* Super computing cloud® (Siêu máy tính ảo trên hệ thống đám mây) *2

*1 Có hỗ trợ dịch vụ phân tích đơn giản với dữ liệu BIM.
*2 Các giải pháp/ dịch vụ (phân tích, kết xuất, v.v.) sử dụng dữ liệu BIM được cung cấp trong thời gian giới hạn. Các đội cần trình bày trước về mục đích sử dụng.

Lịch hội thảo hướng dẫn sử dụng phần mềm bằng tiếng Anh

Các đội thi có thể tham dự các hội thảo (miễn phí/trả phí) về phần mềm được FORUM8 tổ chức.

Lễ trao giải (Cuộc thi thiết kế quy hoạch BIM & VR on Cloud dành cho sinh viên VDWC (Virtual Design World Cup) lần thứ 10, diễn ra vào tháng 11/2020)

Giải thưởng

  • Giải nhất (World Cup Award): 1

    Giải thưởng 300,000 JPY

  • Giải nhì (Excellence Award): 2

    Mỗi giải 100,000 JPY

  • Giải do giám khảo bình
    chọn (Honorable Judge Award): (dự kiến) 4

    Mỗi giải 50,000 JPY

  • Giải đề cử (Nomination Award)

    Chứng nhận, kỷ niệm chương

Các đội có dự án lọt vào chung kết sẽ được cung cấp chi phí ăn ở, đi lại phục vụ cho việc tham gia vòng chung kết. Tối đa 3 thành viên (đối với các đội Nhật Bản đến từ khu vực khác ngoài Kanto), hoặc tối đa 2 thành viên (đối với các đội quốc tế) trong mỗi đội dự kiến sẽ được mời tham gia.

Các dự án đoạt giải những năm trước

  • Giải nhất (World Cup Award) VDWC lần thứ 10

    FamilyLab: Trường Đại học Kanazawa (Nhật Bản)

    FutureForestCity
    Ý tưởng thiết kế thành phố thông minh, bền vững và thân thiện với môi trường Kalimantan gồm máy bay không người lái với thiết kế đặc biệt Abee và công nghệ không dây cho phép các phương tiện bay di chuyển trong thành phố. Abee và công nghệ trình chiếu 3D tạo ra môi trường thực tế tăng cường (AR) phong phú hỗ trợ người dân trong cuộc sống hàng ngày. Các tòa nhà đa chức năng hình cây được thiết kế để che đi ánh nắng gay gắt và thu được nước mưa. Ngoài ra, thành phố sử dụng các năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học và năng lượng gió.
  • Giải nhì (Excellence Award) VDWC lần thứ 10

    Animal Crossing: Trường Đại học quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    Rainforest Vein
  • Giải nhì (Excellence Award) VDWC lần thứ 10

    The Three Tarzans: Trường Đại học Công nghệ (Hmawbi) (Myanmar)

    Futuristic Evergreen
  • Giải "Future Capital" do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award) VDWC lần thứ 10

    One Pace: Trường Đại học Công nghệ Bandung (Indonesia)

    AKSATA "As the above is underground, we're ones in between"
  • Giải "Biodiversity" do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award) VDWC lần thứ 10

    Teletubbies: Trường Đại học quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    The Light of Dawn
  • Giải "Kinetic Orama" do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award) VDWC lần thứ 10

    GUARDIAN: Trường Đại học quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    THE GAP
  • Giải "ECOVISION" do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award) VDWC lần thứ 10

    SSAT: Trường Đại học Giao thông Vận tải (Việt Nam)

    The cosmopolitan city - City of the nature center of the world
  • Giải đề cử (Nomination Award) VDWC lần thứ 10

    BTN: Trường Đại học Giao thông Vận tải (Việt Nam)

    THE URBAN LANDSCAPE where better city natural lifes
  • Giải đề cử (Nomination Award) VDWC lần thứ 10

    LEGO Strams: Trường Đại học Giao thông Vận tải (Việt Nam)

    Kalimantan - Mobility Forest In Future
Cuộc thi VDWC qua các năm