Về VDWC năm nay

Tổng quan về VDWC và chủ đề năm nay

 Tải xuống Poster PDF

VDWC là cuộc thi thiết kế thường niên quy mô quốc tế dành cho sinh viên trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, hạ tầng cầu đường và quy hoạch đô thị sáng tạo sử dụng các công nghệ BIM/CIM & VR. Giải thưởng được trao cho những tác phẩm thiết kế xuất sắc theo chủ đề cho trước trên tiêu chí chất lượng thiết kế, tính mới lạ và độc đáo của ý tưởng thiết kế. Các đội thi lập kế hoạch, tiến hành thiết kế và thực hiện các mô phỏng cần thiết, sau đó sử dụng công cụ VR để diễn họa/ trực quan hóa thiết kế của bài dự thi. Dữ liệu VR thể hiện dưới dạng kịch bản (script) sẽ được ban giám khảo sử dụng để đánh giá.
Bài thi được nộp là dữ liệu tạo trong môi trường BIM/CIM kết hợp tối thiểu 2 kết quả thiết kế thuộc các mảng: mô phỏng VR, giao thông, kết cấu công trình cầu/ hầm/ đường bộ/ công trình dân dụng, môi trường, phòng chống thiên tai/ sơ tán v.v. dựa trên chủ đề cuộc thi của mỗi năm. FORUM8 mong muốn các sinh viên vận dụng tối đa các công cụ BIM/CIM & VR của FORUM8 để tạo ra những dự án xuất sắc.
Trong quá trình thực hiện bài thi, các bạn có thể tham dự các hội thảo và workshop hướng dẫn sử dụng phần mềm do FORUM8 tổ chức. FORUM8 cũng khuyến khích các bạn lập nhóm dự thi với các thành viên thuộc chuyên ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đa dạng.

Chủ đề năm 2025
Đường đến sở thú
- Khu vui chơi giải trí công cộng

[Các phần mềm khả dụng]

  • ■Phần mềm diễn họa 3DVR mô phỏng thực tế ảo UC-win/Road
    Phần mềm mô phỏng thực tế ảo (VR) 3D tương tác thời gian thực, hỗ trợ giao diện tiếng Nhật/ Anh/ Trung/ Hàn. Phần mềm có thể diễn họa 3D khu vực rộng lớn, mô phỏng không gian ảo, phục vụ trong lĩnh vực xây dựng, hạ tầng, giao thông, môi trường, phòng chống thiên tai, v.v.

  • ■UC-win/Road Assessment Plugin
    Plug-in sử dụng các mô phỏng tương tác thời gian thực trong UC-win/Road để phục vụ các đánh giá trong không gian VR, như đánh giá tỷ lệ mảng xanh tại khung cảnh bất kỳ, đánh giá mức độ chắn ánh sáng mặt trời của công trình bất kỳ đến khu vực xung quanh, hoặc tính mức độ phản chiếu ánh sáng từ các tấm pin mặt trời.

■SPhần mềm phân tích tĩnh/ động phi tuyến kết cấu 3D sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) Engineer's Studio®

■Giải pháp BIM tích hợp liên ngành cho xây dựng, kiến trúc Allplan

■Dịch vụ hỗ trợ phân tích EXODUS / SMARTFIRE, phân tích sơ tán trong thảm họa

Các hội thảo trực tuyến

Hội đồng giám khảo
  • Trưởng ban giám khảoGS. Yasushi Ikeda

    Phòng TN Thông tin kiến trúc, Bộ môn Kỹ thuật, Khoa Kiến trúc, Đại học Tokyo (Nhật Bản)

  • GS. Kostas Terzidis

    Học viện Sáng tạo, Đại học Đồng Tế (Trung Quốc)

  • GS. C. DAVID TSENG

    Trường Đại học Quốc lập Dương Minh Giao thông (NYCU) (Đài Loan)

  • PGS. Miho Mazereeuw

    Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ)

Lịch trình cuộc thi
Thời hạn đăng ký

Ngày 01/04 (thứ 3) - ngày 30/06/2025 (thứ 2)

Thời hạn giấy phép
phần mềm được cấp

Ngày 01/04 (thứ 3) - ngày 21/11/2025 (thứ 6)

Sơ tuyển vòng 1 / Thông báo kết quả

Sơ tuyển: ngày 16/07/2025 (thứ 4)
Thông báo kết quả: ngày 18/07/2025 (thứ 6)

Hạn nộp bài thi

Ngày 19/09 (thứ 6) - ngày 26/09/2025 (thứ 6)

Sơ tuyển vòng đề cử

Ngày 07/10 (thứ 3) - ngày 13/10/2025 (thứ 2)

Thông báo nhóm đề cử

Ngày 14/10/2025 (thứ 3)

Chung kết và Lễ trao giải

Ngày 20/11/2025 (thứ 5)
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (MAP)

Giải thưởng

  • Giải nhất (World Cup Award) (1 giải)

    Giải thưởng 300,000JPY

  • Giải nhì (Excellence Award)

    Giải thưởng 100,000JPY

  • Giải do GK bình chọn (Honorable Judge Award) (4 giải)

    Giải thưởng 50,000JPY

  • Giải đề cử (Nomination Award)

    Chứng nhận, kỷ niệm chương

Các đội có dự án lọt vào chung kết sẽ được đài thọ sang Tokyo, Nhật Bản để phục vụ cho việc tham gia vòng chung kết. Tối đa 3 thành viên (đối với các đội Nhật Bản đến từ khu vực khác ngoài Kanto), hoặc tối đa 2 thành viên (đối với các đội quốc tế) trong mỗi đội dự kiến sẽ được mời tham gia.

Hướng dẫn

Nội dung cuộc thi
Tổng quan về VDWC năm nay
Cuộc thi thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị sử dụng công nghệ BIM/CIM và VR!
VDWC là cuộc thi thiết kế thường niên quy mô quốc tế dành cho sinh viên trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, hạ tầng cầu đường và quy hoạch đô thị sáng tạo sử dụng các công nghệ BIM/CIM & VR. Giải thưởng được trao cho những tác phẩm thiết kế xuất sắc theo chủ đề cho trước trên tiêu chí chất lượng thiết kế, tính mới lạ và độc đáo của ý tưởng thiết kế. Các đội thi lập kế hoạch, tiến hành thiết kế và thực hiện các mô phỏng cần thiết, sau đó sử dụng công cụ VR để diễn họa/ trực quan hóa thiết kế của bài dự thi. Dữ liệu VR thể hiện dưới dạng kịch bản (script) sẽ được ban giám khảo sử dụng để đánh giá.
Bài thi được nộp là dữ liệu tạo trong môi trường BIM/CIM kết hợp tối thiểu 2 kết quả thiết kế thuộc các mảng: mô phỏng VR, giao thông, kết cấu công trình cầu/ hầm/ đường bộ/ công trình dân dụng, môi trường, phòng chống thiên tai/ sơ tán v.v. dựa trên chủ đề cuộc thi của mỗi năm. FORUM8 mong muốn các sinh viên vận dụng tối đa các công cụ BIM/CIM & VR của FORUM8 để tạo ra những dự án xuất sắc.
Trong quá trình thực hiện bài thi, các bạn có thể tham dự các hội thảo và workshop hướng dẫn sử dụng phần mềm do FORUM8 tổ chức. FORUM8 cũng khuyến khích các bạn lập nhóm dự thi với các thành viên thuộc chuyên ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đa dạng.
Chủ đề đề thi

Theme2025
Đường đến sở thú - Khu vui chơi giải trí công cộng

Thành phố địa phương nơi có ga Tokuyama — một trong những ga mà tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản dừng lại — đã mở rộng ra khu vực xung quanh và hiện nay được gọi là thành phố Shunan. Tuy vậy, tên gọi Tokuyama vẫn còn được sử dụng ở nhiều nơi, ví dụ như vườn thú Tokuyama. Ga Tokuyama và vườn thú Tokuyama được nối với nhau bằng một con đường lớn, con đường này có hai tên gọi khác nhau tùy theo từng đoạn: phố Miyuki và phố Kisan.

Mặc dù tên gọi có phần phức tạp, nhưng cấu trúc của khu vực này lại khá đơn giản. Dọc theo con đường đi bộ được trồng hàng cây ngân hạnh (Ginkgo), tòa thị chính, thư viện, bưu điện, bảo tàng nghệ thuật, nhà văn hóa và trường trung học đều nằm quay mặt ra con đường này. Đây là một ví dụ điển hình cho quy hoạch đô thị sau chiến tranh ở các thành phố địa phương của Nhật Bản — những nơi từng bị không kích trong Thế chiến thứ hai. Con đường đi bộ này dài 2 km, thường xuyên được người dân và du khách sử dụng, có hai làn xe mỗi bên, vỉa hè rộng rãi và dải phân cách ở giữa được trồng cây xanh. Con đường này được xem là không gian công cộng quan trọng nhất và cũng là "bộ mặt" của thành phố này.
Chủ đề của cuộc thi VDWC năm nay tập trung vào không gian con đường đi bộ này. Bước vào thế kỷ 21, thành phố này đang đối mặt với những vấn đề đặc trưng của các thành phố địa phương ở Nhật Bản, đó là tình trạng dân số già và suy giảm dân số. Thách thức đặt ra là phải chuyển đổi từ lối sống phụ thuộc vào ô tô sang mô hình thành phố thu gọn và tập trung, được kết nối bằng hệ thống giao thông công cộng mà ngay cả người cao tuổi cũng có thể dễ dàng sử dụng. Có rất nhiều khả năng để giải quyết những vấn đề và thách thức này thông qua các phương tiện di chuyển tự động mới, từ xe buýt nhỏ cho đến những phương tiện nhỏ hơn và di chuyển chậm hơn. Một dịch vụ xe buýt vòng quanh thành phố có tên là "Choinori 100-Yen Bus" (tạm dịch: "Xe buýt 100 Yên – Đi một đoạn ngắn") đã được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, trong mạng lưới các phương tiện di chuyển mới này, con đường đi bộ được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa như là trung tâm của cộng đồng địa phương. Với sự phát triển của các phương tiện di chuyển mới, lưu lượng giao thông bằng xe cộ thông thường dự kiến sẽ giảm xuống. Bằng cách không chỉ mở rộng không gian cho người đi bộ mà còn có thể thu hẹp làn xe hoặc tái cấu trúc lại không gian, con đường đi bộ này có thể vượt ra khỏi vai trò là một tuyến đường di chuyển đơn thuần. Nó có thể được biến đổi thành một không gian với những tiện ích công cộng mới, phục vụ tốt hơn cho đời sống của cộng đồng.

Đi bộ từ ga Tokuyama đến sở thú mất khoảng 30 phút. Nếu các phương tiện di chuyển mới có thể được phát triển theo hướng thân thiện và hài hòa hơn với người đi bộ, đồng thời biến con đường đi bộ này trở thành một không gian giải trí công cộng — nơi vừa phục vụ người dân địa phương vừa thu hút khách du lịch (giống như công viên, bảo tàng nghệ thuật, thư viện, bảo tàng hay thậm chí là sở thú) — thì con đường này có thể trở thành một nơi gặp gỡ và thư giãn lý tưởng cho mọi người. Khi đó, có lẽ cũng cần suy nghĩ đến những cách sử dụng thiết bị công nghệ thông tin sao cho khuyến khích con người tương tác trực tiếp với nhau nhiều hơn, thay vì chỉ ngồi một chỗ và nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh.
Những năm gần đây, Nhật Bản đã trở thành một điểm đến rất được yêu thích của khách du lịch quốc tế, và sự quan tâm này cũng đã lan tỏa đến những thành phố địa phương tiêu biểu như Tokuyama — nơi phản ánh rõ nét đời sống và văn hóa thường ngày của người Nhật. Nếu không gian giải trí công cộng này có thể tạo ra, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm đặc trưng của lối sống đô thị Nhật Bản, đồng thời quảng bá được nét hấp dẫn riêng của khu vực, thì nó có thể trở thành một mô hình mới cho việc hồi sinh và phát triển các thành phố địa phương trong tương lai.

Chúng tôi rất mong chờ được nhìn thấy những ý tưởng sáng tạo và hấp dẫn dành cho tuyến đường từ ga Tokuyama đến sở thú. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là những đề xuất trên lý thuyết — mà các ý tưởng cần phải chứng minh được tính khả thi thông qua một hình thức mô phỏng giao thông cụ thể. Ví dụ, có rất nhiều yếu tố có thể được xem xét và phân tích, như Việc giảm số làn xe có gây ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông xung quanh hay không? Liệu các phương tiện di chuyển mới có đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân và du khách? Mức độ an toàn cho dòng người đi bộ có thể được đảm bảo đến đâu? Việc hướng dẫn và hỗ trợ người đi bộ thông qua các thiết bị công nghệ thông tin sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dòng người di chuyển? VDWC mong muốn những ý tưởng được nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua mô phỏng giao thông sẽ vừa táo bạo, sáng tạo nhưng cũng phải thuyết phục và thực tế. Kết quả của cuộc thi sẽ phụ thuộc vào cách các nhóm thuyết trình và thể hiện không gian của mình — sao cho người xem có thể cảm nhận được như thể họ đang thật sự trải nghiệm và bước đi trong không gian đó.

Dữ liệu VR cho bài thi

▲Ga Tokuyama và khu vực xung quanh Sở thú Tokuyama

  • ▲Phía trước nhà ga Tokuyama

  • ▲Phía trước sở thú Tokuyama

Điều kiện đăng ký dự thi
Các thành viên trong đội thi đều phải là sinh viên.
Mỗi đội thi có ít nhất là 3 thành viên.
Các đội thi cần làm rõ trách nhiệm, phần công việc của mỗi thành viên trong đội.
Bản quyền đối với bài thi

Bản quyền tác giả của tất cả nội dung dự án bài thi, bao gồm dữ liệu, sản phẩm được tạo trong cuộc thi này thuộc về tập thể/ cá nhân tạo ra nội dung đó.

Tuy nhiên, FORUM8 có quyền chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu, dự án bài thi, sản phẩm của các đội thi, và sử dụng chúng cho mục đích thứ cấp gồm xuất bản, công bố trên website, email, các ấn phẩm quảng bá, sách và tạp chí, v.v. phục vụ việc trình bày báo cáo, quảng cáo, xúc tiến hoạt động bán hàng.

Tiêu chí đánh giá

Dự án bắt buộc phải sử dụng UC-win/Road trong quá trình thiết kế. Ngoài ra, các đội dự thi phải sử dụng thêm ít nhất một phần mềm/ giải pháp khác của FORUM8 để hoàn thiện bài thi. Dữ liệu BIM/CIM và Poster giải thích về thiết kế và kết quả tính toán là tài liệu được dùng để đánh giá.
Dự án được đánh giá dựa trên:
- Sự tích hợp quy trình BIM và mức độ vận dụng VR
- Chất lượng thiết kế và thời gian thực hiện
- Tính logic và khả năng thực thi về mặt kỹ thuật
- Tính thẩm mỹ và độc đáo của thiết kế
- Kỹ năng trình bày ý tưởng
- Cách sử dụng phần mềm để làm ra bài thi

Chung kết & lễ trao giải

Diễn ra vào ngày 20/11/2025 (thứ 5)
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (MAP)

Các đội có dự án được đề cử sẽ tham dự vòng chung kết và thuyết trình trước ban giám khảo trong vòng một phút. Các đội không tham dự chung kết sẽ không nhận được giải thưởng.
Các tác phẩm đoạt giải được lựa chọn thông qua sự thống nhất của ban giám khảo, bài thi được tải lên VR-Cloud® và Lễ trao giải sẽ được tổ chức cùng ngày.
Kết quả chung cuộc và nội dung của các dự án đoạt giải cũng sẽ được công bố trên các trang thông tin của FORUM8.

Trình tự đăng ký / Lịch trình cuộc thi
1. Đămg ký

Thời hạn đăng ký: ngày 01/04 (thứ 3) - ngày 30/06/2025 (thứ 2).Các đội thi đăng ký và nộp kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án bằng tiếng Anh trong thời hạn đăng ký.
Bài thi sẽ được chấm ẩn danh. Hãy chọn tên đội và tên dự án mà không bao gồm, không liên quan đến tên cá nhân hay tập thể, tổ chức (ví dụ trường đại học, đất nước) nào.
Để đăng ký, truy cập trang đăng ký (bên dưới), điền các thông tin được yêu cầu như tên đội, thông tin các thành viên, v.v.

Đăng ký tại đây
※Đã kết thúc

Hãy tải "Form đăng ký" (form để điền kế hoạch triển khai dự án) xuống từ link download sau và trình bày trong form tổng quan về dự án của đội (trong 100 từ bằng tiếng Anh) cùng hình ảnh minh họa (nếu có). Sau đó, tải lên tại mục Entry file của trang đăng ký trên.

Form đăng ký

2. Sau khi xác nhận đăng ký

Sau khi nhận được đơn đăng ký, chúng tôi sẽ gửi cho các đội qua email:

- Entry ID (số thứ tự của đội thi)
- Link tải về mô hình VR của khu vực đề thi để đội thi thiết kế, các tài liệu liên quan
- Hướng dẫn đăng ký các hội thảo kỹ thuật

Danh sách phần mềm dùng cho cuộc thi

3. Họp hội đồng giám khảo chấm đơn & công bố kết quả vòng 1

Buổi đánh giá diễn ra vào thứ 4 ngày 16/07 và kết quả được thông báo đến các đội dự thi vào thứ 6 ngày 18/07.

4. Nộp bài dự thi

Các đội đã vượt qua vòng 1 sẽ được quyền nộp dự án dự thi. Bài dự thi cuối cùng phải được nộp trước thời hạn quy định (thứ 6 ngày 26/09/2025 qua link nộp bài được gửi cho các đội.

[Các hạng mục phải nộp trong bài dự thi]

- Dữ liệu VR tạo bởi phần mềm
UC-win/Road được cung cấp miễn phí cho các đội (Nghiêm cấm hành vi vi phạm bản quyền)
* Trong dữ liệu VR của UC-win/Road bắt buộc phải dựng sẵn kịch bản (script, thuyết trình tự động) tuân thủ các điều kiện sau:
- Tạo một script chính có độ dài 30 giây nhằm truyền đạt ý tưởng, mục tiêu của dự án đến giám khảo một cách sinh động, giống như "quảng cáo" cho dự án đó.
- Có thể tạo ra nhiều script khác có độ dài khoảng 15 giây để bổ sung ý cho script chính, tuy nhiên cần đảm bảo nội dung chính của dự án có thể được truyền tải trọn vẹn ngay cả khi giám khảo chỉ xem script chính.
- Đặt tên khác nhau cho mỗi script.
- Độ phân giải hiển thị cho dữ liệu dùng để đánh giá (qua hệ thống đám mây) là 768 x 432. Lưu ý chọn kích cỡ font đủ lớn.

Cách tạo kịch bản (script) (tài liệu tiếng Nhật) (PDF, 523KB)

- "Dữ liệu" tạo bởi phần mềm của FORUM8 (2 file dữ liệu hoặc hơn)

- Poster (áp phích) khổ A1 định dạng PDF (xoay ngang)
* Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh
Căn lề cho poster: trái, phải, trên, dưới 10 mm.

Liên hệ

Văn phòng trụ sở chính FORUM8 Co., Ltd tại Tokyo phụ trách cuộc thi Virtual Design World Cup
Shinagawa Intercity A-21F, 2-15-1 Konan, Minato-ku, Tokyo, Japan 108-6021
TEL:03-6894-1888 FAX:03-6894-3888
E-mail:bim@forum8.co.jp
URL:http://www.forum8.co.jp/vietnam/

Các phần mềm được cung cấp
Thời hạn giấy phép cho thuê các phần mềm

Ngày 01/04 (thứ 3) - ngày 21/11/2025 (thứ 6)

* Thời hạn cho thuê, hạn chế trong tính năng và cách thức cung cấp license sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm/ phần mềm.
* Giấy phép cho phép các đội sử dụng tất cả các tính năng của mỗi phần mềm, tuy nhiên các đội không thể sử dụng cho mục đích khác ngoài cuộc thi.

Các phần mềm/ giải pháp được cung cấp

(Các phần mềm dự kiến cho thuê)
◎:Rhần mềm bắt buộc sử dụng
○:Cần ít nhất sử dụng 2 phần mềm.

UC-win/Road
(bao gồm các plug-in liên kết với Aimsun, VISSIM, Micro Simulation Player, Parking Lot (đọc mô hình bãi đỗ xe), Assessment (đánh giá môi trường), Tsunami (sóng thần/ lũ lụt), Debris-Avalanche (dòng chảy rối/ lũ bùn đá), Point Cloud, v.v.)

Allplan
Giải pháp BIM tổng hợp cho thiết kế kết cấu công trình xây dựng

Engineer's Studio®
Phần mềm phân tích động phi tuyến tấm 3D bằng FEM

Shade3D

Chuỗi phần mềm tính toán thiết kế kết cấu công trình xây dựng UC-1
Thiết kế xây dựng - CAD (Pier 3D bar arrangement-Thiết kế cốt thép trụ cầu 3D, Abutment design 3D bar arrangement-Thiết kế cốt thép mố cầu 3D, BOX Culvert-Tính toán cống hộp, 3D bar arrangement CAD-Sắp xếp cốt thép 3D CAD, Parking Drawing System-Hệ thống hỗ trợ thiết kế bãi đỗ xe, Vehicle Trajectory Mapping System-Hệ thống bản đồ ghi lại hành trình phương tiện, Công cụ UC-1 BIM/CIM, v.v.)

Chuỗi phần mềm thiết kế tự động trên UC-1 Cloud

DesignBuilder
Tính toán, mô phỏng năng lượng tiêu thụ trong toà nhà

Dịch vụ hỗ trợ phân tích EXODUS / SMARTFIRE, phân tích sơ tán trong thảm họa *1

Dịch vụ hỗ trợ phân tích chuyển động nhiệt/ gió *1

○Giải pháp đô thị *2

○Giải pháp đỗ xe *2

○Hệ thống quy hoạch đô thị VR *2

Super computing cloud (Siêu máy tính ảo trên hệ thống đám mây) *2

*1 1 Có hỗ trợ dịch vụ phân tích đơn giản với dữ liệu BIM.
*2 Các giải pháp/ dịch vụ (phân tích, kết xuất, v.v.) sử dụng dữ liệu BIM được cung cấp trong thời gian giới hạn. Các đội cần trình bày trước về mục đích sử dụng.

Các dự án bài thi đoạt giải năm trước

  • Giải nhất (World Cup Award) VDWC lần thứ 14

    Nhóm Ocean, Đại học Nihon (Nhật Bản)

    Marine Amoeba
  • Giải nhì (Excellence Award) lần thứ 14

    Nhóm LUCKY CLOVER, Đại học Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan)

    Trifolium Bay
  • Giải ba (Honorable Judge Award) lần thứ 14
          Giải thưởng Công nghệ Thông tin trong Kiến trúc(Prof. Yasushi Ikeda)

    Nhóm Caffeine and nap, Đại học Quốc Gia Cao Hùng (Đài Loan)

    Floatropolis
  • Giải ba (Honorable Judge Award) lần thứ 14
          Giải thưởng Sáng tạo Độc đáo(Prof. Kostas Terzidis)

    Nhóm MTKL, Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) (Trung Quốc)

    Spades Minato Town
  • Giải ba (Honorable Judge Award) lần thứ 14
          Giải thưởng Tầm Nhìn Tương Lai(Prof. C. DAVID TSENG)

    Nhóm The Lunar Emissary, Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội (VNU-UET) (Việt Nam)

    Future Eye
  • Giải ba (Honorable Judge Award) lần thứ 14
          Giải thưởng Tinh thần AI(Assoc. Prof. Takehiko Nagakura)

    Nhóm HOCHIKIs, Đại học Nihon (Nhật Bản)

    Again, starting in Boston with AI Cylinder.
  • Giải đề cử (Nomination Award) lần thứ 14

    Nhóm Traffic coders, Học viện Cảnh sát Nhân dân Bắc Kinh (Trung Quốc)

    Multifunctional universal module robot
  • Giải đề cử (Nomination Award) lần thứ 14

    Nhóm Milky Way, Đại học Kiến trúc Hà Nội (Việt Nam)

    Autonomous City
Lễ trao giải Cuộc thi thiết kế quy hoạch BIM & VR on Cloud dành cho sinh viên VDWC (Virtual Design World Cup) lần thứ 14, diễn ra vào tháng 11/2024.
Cuộc thi VDWC qua các năm